Quy Trình Sản Xuất Nước Hoa
Chẳng biết từ bao giờ mà nước hoa nó là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Nhưng một điều đó là không phải ai cũng biết được nước hoa được tạo thành như thế nào, quy trình sản xuất, máy móc thiết bị của nó ra sao. Tại sao chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản như hoa hồng, hoa ly, gỗ, cây cỏ mà có thể tạo ra được những chai nước hoa có hương thơm đầy sức hút đến vậy. Nào là hương thơm của sự thanh lịch, sang trọng, nữ tính,… cũng Tprofumo tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Những Công Đoạn Trong Quy Trình Sản Xuất Nước Hoa
Để Chai nước hoa có thể đến được với tay người tiêu dùng thì phải trải qua rất rất nhiều giai đoạn, trong đó quá trình sản xuất là công đoạn quyết định trực tiếp và khó khăn nhất trong sản xuất nước hoa, được bao gồm một số bước sau:
Tham Khảo:
- Các Thành Phần Nước Hoa? Tầm Quan Trọng Của Cồn Trong Nước Hoa
- Những Kiến Thức Cơ Bản Về Nước Hoa
- Hướng Dẫn Bảo Quản Nước Hoa Đúng Cách
- Hạn Sử Dụng Nước Hoa Là Bao Lâu?
Giai đoạn 1: Chọn mùi hương
Mỗi loại nước hoa lại có những mùi hương đặc trưng riêng biệt được tạo ra bởi sự khác nhau về những thành phần và tinh dầu chứa trong sản phẩm. Một số thành phần thường được ưa chuộng dùng để sử dụng tạo ra mùi hương như các loại cây cỏ, hoa lá, cam,quýt, bưởi, oa hồng, vỏ quế,…
Ngoai ra, còn có một số nguyên liệu quen thuộc khác trong việc chọn mùi hương như các chiết xuất có nguồn gốc từ động vật: Xạ hương, long diên vương,… các chất này thường có đặc tính tạo ra được mùi hương khá ổn định và độ bám mùi hương của nó lâu hơn một số loại khác.
Tóm lại, mỗi một thành phần, một nguyên liệu đều có những đặc tính và hương thơm riêng biệt, đặc trưng cho từng loại. Tuy nhiên, khi kết hợp chúng lại với nhau lại tạo nên một mùi hương vô cùng hấp dẫn cho từng loại. Vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong tất cả các khâu để sản xuất ra được một chai nước hoa hoàn chỉnh.
Giai đoạn 2: Quá trình chiết xuất tinh dầu
Đây là quá trình thực hiện nhiệm vụ chế biến những nguyên liệu thô chưa qua xử lý để đem về phơi, sấy, làm khô và loại bỏ các loại tạp chất. Giai đoạn quyết định nhất đó là lúc chiết và tinh chế nó. Tùy thuộc vào từng loại nguyên nhiên liệu riêng mà có những phương pháp sản xuất, tinh chế riêng biệt để đem lại năng suất và hiệu quả cao nhất. Thông thường, các nhà máy sản xuất thường chiết tách tinh dầu bằng các loại mỡ động vật hoặc có thể cho vào nồi sấy trong công nghiệp.
Giai đoạn 3: Pha trộn nguyên liệu
Tinh dầu sai các quá trình được chiết xuất và chắt lọc sẽ được đem đi trộn lại với nhau cùng với cồm. Tỷ lệ,nồng độ của cồn còn tuy thuộc vào từng loại nước hoa với những mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau. Thông thường, các loại nước hoa trên thị trường đều có tỷ lệ pha trộn của tinh dầu la lớn nhất, có thể dao động lên đến khoảng 10-20%.
Giai đoạn 4: Hóa già
Sau khi hoàn thành lần lượt qua các quá trình, hỗn hợp sau khi trộn lại với nhau được tiến hành hóa già trong thời gian từ vài tháng đến vài năm mà không có thời gian xác định cụ thể. Người ta chỉ dừng lại quá trình này khi mà lọ nước hoa đã đạt được tiêu chuẩn đã đề ra
Một Số Phương Pháp Dùng Để Chiết Xuất Tinh Dầu
Phương Pháp Ép Lấy Nước
Đây là phương pháp thường được dùng đối với vỏ của các loại trái cây ép để lấy chất lỏng. Sau khi ép, nó cần một thời gian để lắng xuống, rồi chúng ta tiếp tục đem chúng qua lọc bằng giấy ướt với mục đích nhằm tách riêng tinh dầu và nước ra làm hai phần riêng biệt. Phương pháp ép lạnh này thường được ưu tiên sử dụng đối với các loại cam, chanh, bưởi, quýt,… nhằm giữ được nguyên chất lượng tinh dầu ở lớp vổ đầy tươi mát của chúng.
Phương Pháp Chưng Cất
Thường được dùng cho các nguyên liệu ở dạng rắn như gỗ, vỏ thân cây nhựa. Với cách làm này sẽ giúp cho phần tinh dầu chứa trong đó được tách ra khỏi phần bã của nguyên liệu. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành đun sôi lên cùng với nước, hơi nước bay hơi lên được hòa cùng với hương thơm và ngưng tụ trong các ống nghiệm. Khoảng một thời gian sau khi lọc phần nước bị tách ra khỏi những phân tử thơm, ta sẽ được những giọt tinh dầu thơm nguyên chất nhất.
Xem thêm:
- Nước Hoa Refill Là Gì? Có Nên Mua Nước Hoa Refill Hay Không?
- Nước Hoa Bản Dupe Là Gì? Có Nên Mua Nước Hoa Dupe Hay Không
- ragrance Là Gì? Công Dụng Của Fragrance Trong Nước Hoa?
- Nước Hoa Limited Là Gì? Có Nên Mua Nước Hoa Limited Không?
Hiện nay, phương pháp này không được sử dụng nhiều như trước kia nữa. Phương pháp này được dùng để chiết xuất tinh dầu từ các loại hoa nhỏ như hoa nhài, hoa cam, hoa xoài,…Các cánh hoa sẽ được ngắt ra và xếp ngay ngắn thành một lớp mỏng lên mặt kính đã được bao phủ một lớp mỡ động vật. Sau khoảng tầm 48 giờ đồng hồ thì những cánh hoa ở đây sẽ héo dần hòa với đó là lớp tinh dầu đã được bão hòa và tách ra ở lớp bên dưới. Trai qua bước làm sạch tinh khiết với rượu nguyên chất ta sẽ thu được hỗn hợp hoàn toàn không có tạp chất lẫn vào.
Phương Pháp Chiết Xuất
Phương pháp này cần dùng đến dung môi, thường sẽ là ethanol, mỡ lạnh , toluen, butan hoặc metanola,… được trộn lẫn vào với nguyên liệu thực vật được đun nóng ở nhiệt độ xác định nhằm mục đích nhờ vào hơi nóng để hút hết những phân tử chất mang hương của nguyên liệu ban đầu, đặc trưng của phương pháp này đó là quá trình bốc hơi có tác dụng loại bỏ toàn bộ những tạp chất không cần thiết như mỡ,sáp, cồn,… Kết quả cuối cùng ta sẽ thu được lượng tinh dầu tinh túy nhất cần thiết cho quá trình pha chế nước hoa.
Tóm lại, quy trình sản xuất nước hoa được trải qua rất nhiều quá trình phức tạp, kỹ lượng trong từng khâu để có thể đem lại chất lượng tốt nhất cho chai nước hoa. Hy vọng bài viết trên đây đã cho bạn có thêm cái nhìn tổng quát hơn về quá trình sản xuất nước hoa,chúc bjan sẽ có được những chai nước hoa tốt hơn vào bộ sưu tập nhỏ của mình.